Thực hư đựng trà trong bình giữ nhiệt gây ung thư
Bình giữ nhiệt thường được cách nhiệt bằng lớp chân không giữa thân cốc và cấu trúc hai lớp của lớp lót. Một số cốc giữ nhiệt sẽ tăng cường hơn nữa hiệu quả giữ nhiệt bằng cách mạ đồng bên ngoài lớp lót và sử dụng vật liệu hấp thụ không khí trong lớp lót.
Các vật liệu được sử dụng trong sản xuất cốc giữ nhiệt rất đa dạng, bao gồm thép không gỉ thông thường, gốm sứ, thủy tinh, cũng như nhựa, cao su silicon, lớp phủ.
Ảnh minh họa. Đựng trà trong bình giữ nhiệt có thực sự gây hại cho sức khỏe?
Rủi ro về an toàn của vật liệu tiếp xúc với thực phẩm chủ yếu đến từ các chất có thể "di chuyển" vào thực phẩm và gây nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như các nguyên tố kim loại nặng trong vật liệu kim loại, một số monome và chất phụ gia trong vật liệu nhựa,...
Khi sử dụng bình giữ nhiệt inox, giữa hai lớp người ta thường nhồi sợi amiăng với mục đích cách nhiệt và giữ nhiệt tốt. Sợi amiăng rất độc hại, nếu chui vào phế quản có thể gây ra ung thư phổi và các bệnh nguy hiểm khác cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu chất amiăng không bị phát tán ra ngoài môi trường thì không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế cần đặc biệt lưu ý sử dụng bình giữ nhiệt, sử dụng bình còn nguyên vẹn, tránh va đập, thay bình mới khi thấy vị lạ trong nước.
Ảnh minh họa.
Đối với bình giữ nhiệt, công dụng phổ biến của nó chủ yếu là đựng các loại đồ ăn nóng lạnh trong thời gian dài, kể cả pha trà. Vì vậy, chỉ cần bạn mua được sản phẩm đạt chất lượng, sử dụng cốc giữ nhiệt pha trà hợp lý theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm thì sẽ không gây hại cho sức khỏe con người.
Pha trà trong bình giữ nhiệt cần chú ý điều gì?
Khi mua bình giữ nhiệt, bạn nên chú ý chọn cốc giữ nhiệt có các thông tin như nhà sản xuất, ngày sản xuất, giấy chứng nhận chất lượng thông qua các kênh chính thống.
Làm sạch thân bình, nắp bình và miếng đệm cao su cẩn thận trước khi sử dụng lần đầu để tránh chất hỗ trợ chế biến còn sót lại hoặc chất gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Do chất liệu làm bình giữ nhiệt rất đa dạng và công dụng bao gồm giữ nhiệt và giữ lạnh nên cần chú ý nhãn mác và hướng dẫn sử dụng trước khi chọn bình giữ nhiệt để pha trà. Ví dụ, bình giữ nhiệt chỉ dùng để giữ lạnh có thể không thích hợp để đựng trà nóng, nhưng có thể dùng để pha trà lạnh.
Bình giữ nhiệt thường có thiết kế kết cấu phức tạp, có những ngóc ngách không dễ vệ sinh như gioăng, nắp lò xo, ren cốc,… Sau khi sử dụng cần chú ý vệ sinh kịp thời để tránh tích tụ bụi bẩn và sinh sản của vi sinh vật.
Đối với bình giữ nhiệt có lớp sơn phủ bề mặt, khi vệ sinh cần chú ý bảo vệ lớp sơn phủ này. Nếu lớp phủ bề mặt bị hư hỏng có thể khiến các mảnh lớp phủ bị bong ra hoặc khiến các chất trong lớp nền được tráng dễ dàng di chuyển vào thực phẩm hơn, do đó, khi lớp tráng bị hỏng thì bình giữ nhiệt cần được thay thế kịp thời.
Nếu chất liệu của bình giữ nhiệt bị mài mòn nghiêm trọng, ố vàng, đen hoặc nứt thì bình giữ nhiệt cũng cần được thay thế kịp thời.
Bình giữ nhiệt có thể giữ nhiệt độ bên trong ổn định trong thời gian dài nên khi pha trà, bạn nên chú ý kiểm soát nhiệt độ và thời gian pha tùy theo loại trà sao cho phù hợp nhất để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.
T. Linh
Tags:bình giữ nhiệt gây ung thư
đựng trà trong bình giữ nhiệt
vệ sinh bình giữ nhiệt
bình giữ nhiệt gây hại
chất liệu bình giữ nhiệt
binh giu nhiet gay ung thu
dung tra trong bin
Tin cùng chuyên mục