Người dân xã Tư tận dụng ‘kho báu’ chè dây Ra zéh để thoát nghèo
Chè dây Ra zéh được ví như “kho báu” cho người dân ở xã Tư (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) vươn lên thoát nghèo. Điều này đến từ thổ nhưỡng thuận lợi của địa phương cũng như thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm với vai trò nòng cốt của HTX.
Trao ‘cần câu’ cho nông dân Bắc Trà My thoát nghèo bền vững Trao cơ hội thoát nghèo cho người dân vùng cao A Lưới từ liên kết sản xuất lớnThời gian qua HTX Nông nghiệp xã Tư đã chủ trì dự án liên kết chuỗi giá trị sản phẩm chè dây Ra zéh tại xã Tư. Để thực hiện dự án, HTX phối hợp vận động người dân địa phương chuyển đổi cánh đồng hoa màu kém hiệu quả, rừng keo sang trồng chè dây chuyên canh, mời họ tham gia thành viên.Từ nỗ lực liên kết của HTX…
Điển hình như ông Phạm Quốc Phòng, trú thôn Pa nan (xã Tư), đã chuyển 1,5ha trồng keo sang trồng chè dây Ra zéh từ sự vận động của HTX. Sau khi thu hái, một héc ta chè sấy khô còn khoảng 6 tấn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
|
HTX Nông nghiệp xã Tư giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập khi chuyển sang trồng chè dây Ra zéh. |
Cùng với ông Phòng, việc biến đồi trồng keo kém hiệu quả thành nơi trồng chè dây Ra Zéh là xu hướng đã và đang được người dân xã Tư lựa chọn thực hiện. Không như trước đây phải khoanh nuôi dưới tán rừng nhỏ lẻ, nay người dân đã áp dụng đề tài “Nghiên cứu, phát triển và chế biến sản phẩm cây chè dây Ra zéh trên địa bàn xã Tư, huyện Đông Giang” vào trồng trọt.
Qua đó góp phần phát triển nguồn nguyên liệu, đảm bảo cho chế biến và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên thị trường. Trên địa bàn xã Tư hiện có 19,5ha trồng chè dây Ra zéh. Chè dây trồng khoảng 7 tháng là có thể thu hoạch. Nguồn thu nhập từ loài cây bản địa này đã góp phần cải thiện đời sống người dân.
Không những vậy, chè dây Ra zéh trở thành sản phẩm hàng hóa, giá trị thương hiệu tăng lên đáng kể từ khi sản phẩm của HTX Nông nghiệp xã Tư được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao.
Tiền thân của HTX này là tổ hợp tác sản xuất chè dây Ra Zéh với 43 thành viên ban đầu, hầu hết họ đều có khoanh nuôi, trồng mới loại cây này. Thời gian đầu, các thành viên chưa yên tâm khi trồng, khoanh nuôi với quy mô lớn do sợ thiếu đầu ra và chưa thấu hiểu hết vai trò của tổ hợp tác chỉ là bên trung gian, trợ giúp bà con phân phối sản phẩm. Một số hộ thu hoạch theo kiểu tận diệt mà không tính đến chuyện nuôi dưỡng lâu dài, khiến cho nguồn cung thiếu bền vững, rất khó sản xuất theo hướng hàng hóa.
Sau đó, nhờ gương mẫu trồng, khoanh nuôi và bảo vệ cây chè dây, nghiêm cấm sử dụng phân hóa học nên tổ hợp tác ngày càng có những bước tiến và dần dần phát triển lên HTX. Các thành viên cũng thường xuyên được tuyên truyền, hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu thông tin để thấy được lợi ích trong việc bảo tồn và phát triển cây chè dây bản địa.
…Đến định hướng cây chủ lực xóa nghèo
Nhờ dự án liên kết chuỗi giá trị sản phẩm chè dây Ra zéh đã đẩy mạnh tuyên truyền nên nhiều hộ dân thấy được lợi ích của dự án và tham gia trở thành thành viên HTX, cũng như phát triển dần diện tích trồng chè dây.
|
Thổ nhưỡng ở xã Tư phù hợp cho chè dây Ra zéh sinh trưởng mạnh. |
Chè dây Ra Zéh thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc và không cần phun thuốc nhưng mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. HTX sẽ trực tiếp thu mua cho người dân theo giá thị trường. Nếu trồng 1ha, hộ gia đình có thể thu hoạch mỗi năm 3 đợt, đạt khoảng 55 tấn chè tươi. Sau khi thu mua, HTX sẽ sơ chế, lên men theo phương thức truyền thống, không dùng phụ gia rồi đóng gói.
Ông Lê Duy Trường, Giám đốc HTX, cho biết: Chúng tôi cam kết bao tiêu vùng nguyên liệu, chế biến, kinh doanh cung cấp sản phẩm ra thị trường. Từ việc liên kết, HTX đã giúp tạo thu nhập ổn định cho hàng chục hộ dân, trong đó hơn 90% hộ đồng bào Cơ Tu.
Theo ông Trường, diện tích trồng chè dây Ra zéh ở xã Tư và vùng lân cận thuộc huyện Đông Giang hiện nay khoảng 35ha, mỗi năm cung ứng ra thị trường gần 30 tấn chè dây. Đặc biệt, từ mô hình liên kết sản xuất chè dây đã giúp cho nhiều hộ dân có được thu nhập khá, trung bình khoảng 50 - 70 triệu đồng/năm. Trong đó, tiêu biểu như nhóm hộ ông Lâm Văn Thông và ông Phạm Quốc Phong (xã Tư).
Về quy trình sản xuất từ chè dây Ra zéh, sau khi thu mua chè dây tươi do thành viên trồng, HTX đem về phân loại, rửa sạch, băm nhỏ và cho vào máy chế biến. Ủ lên lớp men trong 8 giờ đồng hồ, chè tiếp tục được phơi dưới nắng (hoặc sao qua máy nếu trời mưa) và đóng gói.
Với định hướng chè dây Ra zéh là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo nên thời gian qua xã Tư đã tuyên truyền cho bà con lấy cây này làm cây trồng chủ lực. Điều này cũng nhằm mục tiêu bảo tồn loài cây quý hiếm của đồng bào Cơ Tu và hướng tới xây dựng vùng sản xuất chuyên canh, tạo sản phẩm hàng hóa, giúp người dân phát triển kinh tế hộ, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Theo giới chuyên gia, thổ nhưỡng ở xã Tư phù hợp cho chè dây Ra zéh sinh trưởng mạnh. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây sử dụng chè dây bản địa như vị thuốc dân gian chữa các loại bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột như ợ chua, đau rát thượng vị và có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Mang lại nguồn thu nhập cao
Với những công dụng đặc biệt, Ra zéh không chỉ là đặc sản sinh trưởng trên vùng đất xã Tư, mà còn mang lại cơ hội thoát nghèo cho nhiều người. Chính vì vậy, địa phương đã vận động người dân trồng chè dây trong vườn đồi, vườn nhà, khoanh nuôi dưới tán rừng và cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích. Toàn xã hiện có 50 hộ trồng, khoanh nuôi chè dây.
|
Dự án liên kết chuỗi giá trị sản phẩm chè dây Ra zéh tại xã Tư mang lại cơ hội thoát nghèo cho nhiều người dân địa phương. |
Giới khoa học đã chứng minh chè Ra zéh thật sự quý giá. Theo Viện Dược liệu (Bộ Y tế), loại chè dây này có khả năng diệt khuẩn, giảm axit dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hiệu quả hơn cả một số loại thuốc Tây, lại không gây độc, không tác dụng phụ. Đó là minh chứng cho những tri thức bản địa lâu đời mà đồng bào Cơ Tu ở xã Tư đã âm thầm gìn giữ.
Hơn nữa, xét về kinh tế, chè dây Ra zéh mang lại thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây keo, cây mây trên cùng đơn vị diện tích. Hiện nay, nhiều hộ tại xã Tư đã tự trồng, chế biến, đóng gói bán ra thị trường cho thu nhập rất tốt. Chè dây Ra Zéh có thể thu hoạch sau 7 - 8 tháng, với năng suất bình quân gần 8 tấn/ha/năm, thu về khoảng 160 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với trồng mây, keo và các loại cây nông sản khác.
Ngoài ra, thông qua sự quan tâm, hỗ trợ của Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam đối với việc phát triển kinh tế hợp tác ở huyện Đông Giang, từ đó giúp cho HTX Nông nghiệp xã Tư tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật ươm giống, chăm sóc chè dây Ra zéh cho bà con Cơ Tu tại xã Tư.
Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam cũng phối hợp huyện Đông Giang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa sản phẩm chè dây Ra zéh của HTX ở xã Tư tiếp cận thị trường, tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm, chào hàng. Bên cạnh đó là việc khắc phục hạn chế, kiện toàn HTX, mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng, khoanh nuôi và chăm sóc…để chè dây Ra zéh thật sự là “kho báu” sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Thanh Loan Bình luận (0)thoát nghèoxã Tưhuyện đông giangtỉnh Quảng NamHTX ở xã TưChè dây Ra zéhHTX chè dây Ra zéhkho báu chè dây Ra Zéh
Theo: Nguồn vnbusiness.vn
Tags:thoát nghèo
xã Tư
huyện đông giang
tỉnh Quảng Nam
HTX ở xã Tư
Chè dây Ra zéh
HTX chè dây Ra zéh
kho báu chè dây Ra Zéh
Tin cùng chuyên mục
Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn có sự phân hoá mạnh, dẫn đến VN-Index không bứt phá rõ rệt
Thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn có sự phân hoá mạnh, dẫn đến VN-Index không bứt phá rõ rệt nhưng vẫn có những cổ phiếu “bốc đầu”. Chiều ngược lại, không ít cổ phiếu “vất vả” dò đáy dù chỉ số đã lấy lại được mốc 1.300 điểm.
Cây ‘nữ hoàng’ giúp vùng khó Lai Châu thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Cây mắc ca - cây "nữ hoàng" đang từng bước thay đổi diện mạo nông nghiệp Lai Châu, từ một cây trồng mới mẻ đến sản phẩm chiến lược mang lại sinh kế bền vững. Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự chủ động của người dân và vai trò dẫn dắt từ các HTX, Lai Châu hoàn toàn có thể hiện thực hóa giấc mơ trở thành “thủ phủ mắc ca”, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững.
Người dân xã Tư tận dụng ‘kho báu’ chè dây Ra zéh để thoát nghèo
Chè dây Ra zéh được ví như “kho báu” cho người dân ở xã Tư (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) vươn lên thoát nghèo. Điều này đến từ thổ nhưỡng thuận lợi của địa phương cũng như thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm với vai trò nòng cốt của HTX.
Cách nấu canh rong biển đậu hũ, ngon ngọt thơm mát, thanh nhiệt mùa nắng nóng
Canh rong biển đậu hũ có vị thanh đạm, nhẹ nhàng. Món ăn này rất được người Hàn Quốc ưa chuộng, đặc biệt là món ăn thanh mát, giải nhiệt, dùng để bồi bổ cơ thể bị suy nhược và thanh lọc cơ thể.Cách làm canh rong biển đậu hũNguyên liệu:
Đi mua quần áo tránh xa ánh sáng vàng và gương thần: 2 bí quyết của shop khiến khách chi tiền vô thức
Đi mua quần áo tránh xa ánh sáng vàng và gương thần: 2 bí quyết của shop khiến khách chi tiền vô thức
Cách làm vịt quay tại nhà ngon như nhà hàng 5 sao: Ăn rồi không thể quên
Rửa sạch vịt với nước, dùng muối hạt chà xát toàn bộ da vịt để khử mùi tanh, sau đó rửa lại thật sạch. Tiếp đó, bạn hãy dùng dao rạch nhẹ vài đường trên da vịt (không cắt vào thịt) để gia vị thấm đều. Nhồi hỗn hợp tiêu đen và rượu trắng vào bụng vịt, để khoảng 10 phút.