Tỷ phú Jeff Bezos chi 2 tỷ USD cho hợp đồng với NASA
Jeff Bezo hôm 26/7 đề xuất hỗ trợ NASA 2 tỷ USD nếu cơ quan này giao hợp đồng chế tạo tàu vũ trụ chở phi hành gia lên Mặt Trăng cho Blue Origin.
Tỷ phú Jeff Bezos trong khoang tàu New Shepard. Ảnh: Yahoo.
Hồi tháng 4/2021, NASA trao hợp đồng trị giá 2,9 tỷ USD cho công ty hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk, đối thủ chính của Blue Origin, để phát triển tàu đưa phi hành gia tới bề mặt Mặt Trăng năm 2024. Blue Origin và nhà thầu quốc phòng Dynetics cũng tham gia đấu thầu nhưng thất bại trước SpaceX. Trước đó, Blue Origin đã hợp tác với nhiều công ty lớn như Lockheed Martin Corp (LMT.N), Northrop Grumman Corp (NOC.N) và Draper để giành hợp đồng từ NASA.
Giải thích về quyết định, NASA đưa ra hàng loạt lý do gồm hạn chế về ngân sách và năng lực đã được chứng minh của SpaceX qua các chuyến bay lên quỹ đạo Trái Đất. Theo Kathy Lueders, đại diện của NASA, việc ký hợp đồng với công ty của Musk mang lại "giá trị tốt nhất cho chính phủ Mỹ".
Trong lá thư gửi giám đốc NASA Bill Nelson, Bezos đề xuất Blue Origin sẽ miễn thanh toán cho chính phủ Mỹ trong năm tài khoá hiện tại và những năm tới với tổng số tiền lên tới 2 tỷ USD, và sẽ chi trả cho một chuyến bay lên quỹ đạo để thử nghiệm công nghệ. Đổi lại, Blue Orgin muốn có một hợp đồng với mức giá cố định, bao gồm cả việc chi trả bất kỳ chi phí phát triển nào bị đội lên.
"NASA đã đi chệch khỏi chiến lược ban đầu là mua từ hai nguồn do ngân sách ngắn hạn. Đề xuất của chúng tôi sẽ loại bỏ trở ngại này", Bezos viết. "Nếu không có cạnh tranh, tham vọng Mặt Trăng của NASA trong ngắn hạn và dài hạn sẽ bị trì hoãn, cuối cùng chi phí bị đẩy lên cao hơn và không mang lại lợi ích cho đất nước".
Một phát ngôn viên của NASA cho biết cơ quan này quan tâm tới lá thư của ông Bezos, nhưng từ chối bình luận thêm, với lý do Blue Origin đã đâm đơn kiện lên Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), cáo buộc NASA trao cho SpaceX lợi thế bất bình đẳng khi cho phép công ty này thay đổi giá hợp đồng. Theo dự kiến, GAO sẽ đưa ra phán quyết vào đầu tháng 8. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Blue Orgin không kỳ vọng GAO sẽ yêu cầu NASA thay đổi quyết định.
Trước khi chọn SpaceX, NASA đã mời các công ty đưa ra đề xuất về tàu vũ trụ có thể đưa phi hành gia lên bề mặt của Mặt Trăng trong chương trình Artemis. Đây là chương trình đưa con người trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên kể từ năm 1972. Tàu đổ bộ Mặt Trăng của Blue Orgin có tên là "Blue Moon".
Bezos đưa ra đề xuất 6 ngày sau khi ông bay lên rìa vũ trụ cùng với 6 hành khách khác trên phương tiện New Shepard kết hợp tên lửa và khoang tàu của Blue Origin. Bezos và các thành viên phi hành đoàn trôi nổi vài phút trong môi trường vi trọng lực trước khi khoang tàu hồi quyển và hạ cánh sau 10 phút 10 giây. Bezos cho biết Blue Origin đã bán được gần 100 triệu USD tiền vé cho các chuyến bay chở khách lên rìa vũ trụ trong tương lai. Công ty cũng đang tích cực chế tạo thêm tên lửa đẩy để tăng tần suất bay.
Tin cùng chuyên mục
Rổ hàng 10 căn chỉ bán được 1, giới đầu cơ căn hộ ở tỉnh ‘ngồi trên đống lửa’
Rổ hàng 10 căn chỉ bán được 1, giới đầu cơ căn hộ ở tỉnh ‘ngồi trên đống lửa’
Nhóm quỹ KIM Việt Nam chính thức rời ghế cổ đông lớn tại Gemadept
Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) vừa công bố văn bản báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đến cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
Hải Phòng thúc đẩy chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp
Chiều 6/3, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi xanh trong Khu công nghiệp để phát triển bền vững”. Sự kiện nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phù hợp bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên.
Hà Nội công bố Quy hoạch không gian công cộng quanh Hồ Hoàn Kiếm
UBND quận Hoàn Kiếm vừa công bố quy hoạch Quảng trường Đông Kinh – Nghĩa Thục và khu vực phía Đông Hồ Hoàn Kiếm theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, nhằm cải thiện không gian công cộng quanh hồ.
Kịch bản nào cho kinh tế Châu Á
Trong bài phân tích mới nhất của Cushman & Wakefield, các chuyên gia đã có những nhận định ban đầu về tác động kinh tế của thuế quan đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và dự báo các kịch bản có thể xảy ra trong thời gian tới.