25/12/2022 11:46

Tác hại đáng sợ của việc ăn quá nhiều thịt bò

 

Tác hại đáng sợ của việc ăn quá nhiều thịt bò

Thịt bò là thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt cao hơn thịt gà hoặc cá. Đặc biệt, thịt bò tươi, nạc rất giàu vitamin và chất khoáng, nhất là sắt và kẽm. Do đó, sử dụng lượng thịt bò vừa phải có thể được khuyến nghị là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.

Những lợi ích sức khỏe của thịt bò có thể kể đến là:

- Tăng cường hệ miễn dịch

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hàm lượng sắt và kẽm cao, thịt bò có tác động lớn với sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó sẽ giúp tăng cường chức năng trao đổi, giúp chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

-Tăng cường cơ bắp

Trong thịt bò, nhất là vùng bắp bò rất giàu axit amoniac, cao hơn cả so với bất kỳ loại thực phẩm nào khác, chúng có tác dụng làm tăng cơ bắp, giúp tăng cường sức khỏe cơ thể. Vì thế rất phù hơp cho người tập tạ muốn có thân hình vạm vỡ.

- Cải thiện hiệu suất tập luyện

Carnosine là một hợp chất quan trọng đối với chức năng của cơ bắp. Nó được hình thành trong cơ thể từ beta alanine - là một loại acid amin ăn kiêng được tìm thấy với số lượng cao trong cá và thịt (thịt bò).

Bổ sung beta alanine liều cao trong 4 - 10 tuần đã được chứng minh là dẫn đến sự gia tăng 40 - 80% nồng độ carnosine trong cơ bắp. Ngược lại, nếu tuân thủ chế độ ăn chay nghiêm ngặt sẽ dẫn đến mức độ carnosine giảm dần trong cơ bắp theo thời gian.

Carnosine trong cơ bắp có liên quan đến việc giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất quá trình luyện tập. Ngoài ra, các nghiên cứu so sánh đối chứng cho thấy các chất bổ sung beta alanine có thể cải thiện thời gian và sức mạnh khi chạy.

- Phòng chống thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng phổ biến và được đặc trưng bởi số lượng hồng cầu giảm cũng như khả năng vận chuyển oxy của máu giảm. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu. Các triệu chứng của tình trạng này là mệt mỏi và yếu đuối.

Thịt bò là nguồn chất sắt phong phú đặc biệt là sắt ở dạng hem rất dễ hấp thu. Cơ thể hấp thu sắt hem tốt hơn so với sắt không phải hem (loại sắt này có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật). Cho nên, thịt bò không chỉ chứa sắt có khả năng sinh học mà còn cải thiện sự hấp thu sắt cho cơ thể.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung thịt bò vào chế độ ăn có hiệu quả hơn so với bổ sung sắt để duy trì tình trạng sắt ở phụ nữ trong thời gian luyện tập thể dục. Do đó, ăn thịt bò là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

- Kích thích não bộ phát triển

Bên cạnh thể chất, thịt bò còn hỗ trợ, kích thích não bộ. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho não mặc dù tồn tại bên trong cả thịt bò lẫn thực vật, tuy nhiên ở thịt bò, cơ thể lại hấp thụ dễ dàng hơn.

Dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng việc tiêu thụ thịt bò quá nhiều có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, trong đó có Alzheimer và ung thư đại tràng.

-Bệnh Alzheimer

Thịt bò chứa lượng sắt khá lớn, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến chất sắt bị dư thừa trong cơ thể và ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Bên cạnh đó theo các nhà khoa học, hàm lượng protein trong thịt bò là rất lớn, khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến chúng tích tụ trên não bộ. Lâu dần phá vỡ tổ chức các dây thần kinh và nó có thể là nguyên nhân gây nên chứng Alzheimer ở người cao tuổi.

-Bệnh tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân phổ biến nhất của thế giới có nguy cơ gây tử vong sớm. Nó có các tình trạng bệnh khác nhau liên quan đến tim, mạch máu chẳng hạn như đau tim, đột quỵ, huyết áp cao.

Các nghiên cứu quan sát về thịt đỏ trong đó có thịt bò và bệnh tim cung cấp kết quả hỗn hợp. Một số nghiên cứu phát hiện nguy cơ gia tăng bệnh đối với thịt đỏ chưa qua chế biến hoặc chế biến và đưa ra một số lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa tiêu thụ thịt và bệnh tim. Giả thuyết phổ biến nhất là các chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tăng mức cholesterol trong máu. Giả thuyết này hiện vẫn còn đang có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan y tế đều khuyến nghị nên hạn chế ăn chất béo bão hòa kể cả mỡ bò.

-Tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thịt bò làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở những người thường xuyên ăn thịt bò và ăn với khối lượng lớn cao hơn rất nhiều lần những người không thường xuyên ăn thịt bò và ăn với số lương ít.

Tiêu biểu là một nghiên cứu tại Mỹ với hơn 148.610 người tham gia trong độ tuổi từ 50 đến 74 cho thấy với mức tiêu thụ thịt đỏ như thịt bò và thịt chế biến đều có tỉ lệ tăng cao về nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

-Nguy cơ nhiễm sán từ thịt bò tái

Loài sán ký sinh ở gan, đường mật của các động vật ăn cỏ. Chúng sẽ theo đường phân của nhóm động vật này ra ngoài và phát tán trong không khí.

Chúng có thể tồn tại trong môi trường bình thường. Môi trường nước hay bám vào các loại rau cỏ, thịt bò giết mổ không hợp vệ sinh.

Khi ăn thịt bò chín tái chúng sẽ có cơ hội tấn công vào cơ thể bạn nhiều ít hơn. Do đó, nên ăn khi nấu chín kỹ, và ăn với lượng vừa đủ để tận hưởng những lợi ích đối với sức khỏe từ thịt bò.

-Làm suy yếu hoạt động của tế bào

Thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách các chất có khả năng làm suy yếu hoạt động tế bào. Lý do là vì cơ thể nạp quá nhiều chất harem trong thịt bò, gây ảnh hưởng sức khỏe. WHO khẳng định trẻ ăn từ 100g thịt đỏ trở lên mỗi ngày sẽ làm tình trạng cơ thể giảm sút rõ rệt.

- Giảm cơ hội hấp thu protein

Nếu chỉ cho trẻ ăn xuyên suốt thịt bò trong thời gian dài, trẻ sẽ thiếu hụt nguồn protein từ gà, cá…

Do đó, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể chúng ta chỉ tiêu thụ một lượng thịt bò vừa đủ là từ 300 – 500g/tuần. Nếu ta ăn khoảng 100g/ngày liên tục, lâu ngày có thể đứng trước nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, xơ vữa động mạch, alzheimer… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ta nên ăn xen kẽ thịt bò với một số loại hải sản như tôm, cá và thịt gia cầm.

Tags:

thịt bò

ăn quá

HEM

axit amoniac

bê-ta

alzheimer

đại tràng

cơ bắp

tiêu thụ

tác hại

dinh dưỡng

chất sắt

sắt

thiếu máu

sán

Bệnh Alzheimer

não bộ

đáng sợ

bệnh tim

thịt bò tái

Tin cùng chuyên mục