Sau 50 năm, dân Paris vẫn 'ghét cay ghét đắng' tòa nhà chọc trời duy nhất
Có một giai thoại ở Paris rằng đứng trên đỉnh tòa nhà Montparnasse mới có tầm nhìn đẹp nhất thủ đô Pháp, vì đó là cách duy nhất để không phải nhìn thấy nó.
Tháp Montparnasse "tàn phá" đường chân trời Paris - Ảnh: REUTERS
Kể từ khi tòa nhà 59 tầng bằng kính màu sô cô la được khánh thành vào năm 1973, nhiều người dân Paris đã cho rằng nó đã "tàn phá đường chân trời của kinh đô ánh sáng", theo Đài CNN.
Đây là tòa nhà chọc trời duy nhất ở Paris, cao 210m, tồn tại ở thành phố nổi tiếng với sự đồng nhất về kiến trúc.
Di sản quy hoạch Napoleon - Haussmann
Để hiểu tại sao nhiều người dân Paris coi tòa nhà Montparnasse lạc lõng, không giống ai, phải xem xét lý do thành phố có hình dạng như ngày nay.
Quy hoạch và phong cách kiến trúc của thành phốParis chủ yếu bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, thành phố được cho chật như nêm, ẩm ướt và đầy bệnh tật.
Napoléon III đã nhờ Nam tước Georges-Eugene Haussmann, nhà quy hoạch vĩ đại, biến thủ đô thành biểu tượng cho sự hùng mạnh của Pháp, hiện đại và sống động.
Haussmann đã san bằng nhiều con phố thời Trung cổ chật chội và các tòa nhà đổ nát của Paris để nhường chỗ cho những đại lộ rộng rãi, quảng trường công cộng, công viên xanh và hệ thống thoát nước mới.
Phong cách kiến trúc đặc trưng Paris với các tòa nhà kiểu Haussmannian - Ảnh: CNN
Những con phố đặc trưng Paris với những tòa nhà đều tăm tắp 6 tầng - Ảnh: H.TRANG
Phần dễ thấy nhất trong di sản của Haussmann là phong cách kiến trúc mang tên ông: Các tòa chung cư kiểu Haussmannian, các cấu trúc 6 tầng có mặt tiền bằng đá phổ biến khắp Paris, tạo cho thành phố nét thẩm mỹ đồng nhất, khác biệt.
Khoảng một thế kỷ sau, Paris phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng danh tính khác. Mặc dù bản thân thủ đô vẫn còn nguyên vẹn, nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến phần lớn nước Pháp trở thành đống đổ nát.
Tái phát triển đồng nghĩa với cơ hội hiện đại hóa đất nước một lần nữa. Lần này, bằng cách bổ sung thêm các đường cao tốc trên toàn quốc và các tòa nhà chọc trời mới - như đã được thực hiện ở Mỹ và Anh.
Tháp Montparnasse bằng đá khối, cao 210m là một tòa nhà chọc trời dành cho văn phòng ở quận 15 của Paris - Ảnh: AFP/CNN
Tòa nhà làm dấy lên lo ngại: Liệu các tòa nhà thẳng đứng có phù hợp với đường chân trời của Paris hay không - Ảnh: CNN
Hiện đại hóa tòa nhà để phục vụ giới “cổ trắng”
“Trên đống đổ nát của thảm họa chiến tranh, họ muốn xây dựng một thứ gì đó hoàn toàn mới cho một thế hệ mới”, Virginie Picon-Lefèbvre, nữ giáo sư kiến trúc tại Đại học Kiến trúc Paris-Belleville - chuyên gia về kiến trúc hậu chiến của thủ đô, nói với Đài CNN.
Montparnasse, một khu phố ở quận 15, phía nam Paris, là một trong những ứng cử viên đầu tiên cho dự án đổi mới đô thị quy mô lớn của thành phố trong thời kỳ bùng nổ kinh tế sau Thế chiến thứ hai.
Khu vực này đã trải qua một số biến đổi. Vào những năm 1920, đây là "điểm nóng" của phong trào Bohemian và là nơi hội tụ của các văn nghệ sĩ Salvador Dali, Ernest Hemingway... Nhưng đến những năm 1950, nó đã trở thành một khu vực tồi tàn đánh dấu bằng những con hẻm nhỏ, những tòa nhà cũ kỹ và một nhà ga xe lửa chật hẹp.
Động lực đổi mới chỉ đạt được sau khi thành lập nền đệ ngũ cộng với sự lãnh đạo của Tổng thống Charles de Gaulle vào năm 1958.
Mục tiêu của kế hoạch chỉnh trang là xây dựng một khu phố hiện đại phục vụ cho thế hệ doanh nhân cổ trắng mới, và tòa tháp Montparnasse ra đời.
Phố Montparnasse's Rue De La Gaite chụp năm 1930. Vào những năm 1950, khu vực này trở nên quá đông đúc, chật chội và được đánh dấu bằng các tòa nhà xuống cấp - Ảnh: CNN
Tòa tháp gây tranh cãi được khánh thành vào năm 1973 - Ảnh: CNN
Picon-Lefèbvre giải thích: Lúc đầu, có sự phấn khích về triển vọng hiện đại hóa Paris, đặc biệt trong giới kiến trúc sư, kỹ sư và nhà phát triển.
Nhưng dư luận nhanh chóng quay lưng lại với tòa tháp, người dân địa phương chỉ trích chiều cao của nó không phù hợp với một thành phố mà hầu hết các tòa nhà chỉ cao 6 tầng.
Bất chấp những lo ngại này, dự án vẫn tiếp tục. Tổng thống Georges Pompidou đã phê chuẩn việc phát triển Montparnasse vào năm 1969.
Tuy nhiên, tòa nhà Montparnasse cũng đã thu hút sự quan tâm của những lãnh đạo cao cấp, bao gồm các tổng thống Pháp François Mitterrand, Jacques Chirac và Emmanuel Macron.
Trong nửa thế kỷ, cả ba vị tổng thống Pháp qua các thời kỳ, đều thành lập văn phòng chiến dịch tranh cử ở tòa nhà này.
Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới được 'tái chế'
AMP Centre là tòa nhà cao tầng đầu tiên trên thế giới được 'tái chế', công trình mới trên khung của AMP Centre đã được khánh thành với tên Tháp Quay Quarter.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Tags:dân Paris vẫn
cay ghét đắng
Tin cùng chuyên mục