Nhiều hơn không bằng tốt ít hơn, giảm 5 điều này bệnh tan biến
Nhiều hơn không bằng tốt ít hơn, giảm bớt 5 điều này bệnh tan biến, họa tự lùi xa
Kinh Dịch có câu “Phù thiểu giả, đa chi sở quý dã” có nghĩa là lấy “ít” làm quý, ít mới có thể đạt được nhiều hơn. Cuộc sống cũng vậy, nhiều hơn không tốt bằng ít hơn, ít trái lại khiến cho cuộc sống càng có chất lượng.
Ăn ít thì ít bệnh
Người xưa vẫn thường dạy bảo lớp trẻ “Ăn được là có phúc” nhưng ít ai biết đến câu “Khéo ăn mới là trí tuệ”, hiểu được cách ăn mới là sự khôn ngoan.
“Tố vấn – Sấu luận” có viết “Ẩm thực tự bội, trường vị nãi thương”, nghĩa là “Ăn uống no nê quá thì ruột và dạ dày bị tổn thương”.
Ăn uống quá no trong thời gian dài sẽ khiến ruột và dạ dày bị quá tải, rất dễ dẫn đến nhiều loại bệnh tật như huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao, các bệnh về tim mạch… Vì vậy, bí quyết khiến bệnh tật tránh xa chính là ăn ít, chỉ 7 phần no, ăn đúng giờ mới tốt cho ruột và dạ dày.
Ảnh minh họa. Ít ham muốn sẽ ít âu lo
Học giả Thân Cư Hâm nhà Thanh từng nói “Vui vẻ phóng túng ham muốn thì lo âu hoạn loạn sẽ theo sau”. Nếu một người phóng túng dục vọng thì ưu sầu và họa hoạn cũng theo đó mà đến.
Bạn càng muốn thì càng gặp nhiều rắc rối, ngược lại, giảm bớt ham muốn thì bạn mới thấy được ý nghĩa thực sự của hạnh phúc.
Nhiều người sống không hạnh phúc, mong muốn quá nhiều, nhưng quên rằng những gì họ có thể mang theo là hữu hạn.
Người ta thường nói càng lớn tuổi càng có nhiều lo lắng nhưng thực ra không liên quan gì đến tuổi tác mà là ham muốn quá mức. Ham muốn vật lạ là bản năng của chúng ta nhưng lòng người thì có hạn, ham muốn thì vô tận, đòi hỏi quá nhiều sẽ chỉ là khởi đầu cho một bi kịch trong cuộc đời mỗi người.
Mạnh Tử nói: “Dưỡng tâm không gì tốt bằng ít ham muốn”. Ít tham muốn, bằng lòng và buông bỏ lòng tham là cách để nuôi dưỡng tâm trí và là con đường dẫn đến lòng nhân từ.
Nói ít thì ít họa
Ngạn ngữ có nói rằng “Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra”. Nếu một người nói năng không kiềm chế và nói theo ý mình, người đó sẽ tự gây rắc rối cho chính mình. Nói ít, không lộng ngôn mới là phúc lành lớn nhất của một người.
Người may mắn thì ít nói năng, người bộp chộp nóng vội thì nói nhiều. Thế nên, trước khi mở miệng nói, cần suy nghĩ sâu sắc chín chắn, thà không nói còn hơn nói nhiều. Người thực sự thông minh không cần nhiều lời, không nói lời thừa, vậy mới tránh xa mầm họa, mới tu đức tích phúc.
Ảnh minh họa. Ít suy nghĩ ít ưu sầu
Nhà văn Lâm Thanh Huyền nói: “Hôm nay quét lá rụng của ngày hôm nay, lá của ngày mai sẽ không rơi vào ngày hôm nay, đừng lo lắng về chuyện ngày mai, mà hãy nỗ lực sống tốt ở thời khắc hiện tại”.
Đạo lý đơn giản nhưng ít người làm được. Mọi người luôn lo lắng về những điều chưa xảy ra, suy nghĩ về nó và nhốt mình trong những cảm xúc tiêu cực, khó thoát ra.
Người xưa đã nói: "Lo lắng không có gốc rễ, không nhặt tự nhiên không có; sự hoang mang không có gốc rễ, không truy cứu tự nhẹ nhõm”.
Suy nghĩ quá nhiều về những điều tầm thường khiến cơ thể mệt mỏi, suy nghĩ quá nhiều về những điều lớn lao khiến trái tim mệt mỏi. Chi bằng ít suy nghĩ, một niệm buông xuống thì tâm vạn lần tự tại. Chăm sóc tốt tâm tình thì thân thể càng khỏe mạnh.
Ít oán hận, ít buồn phiền
Đời người, chuyện không như ý thường có 8, 9 phần. Khi gặp chuyện không vừa lòng thì có người cười rồi bỏ qua, có người lại luôn miệng oán trách. Oán trách nhiều, xem có vẻ là để xả bỏ bực dọc, nhưng thực tế không những không giải quyết được vấn đề, trái lại, nó sẽ càng trở thành gánh nặng, càng oán trách thì càng bất hạnh, dẫn đến một vòng tròn luẩn quẩn.
Ít phàn nàn, thay đổi tâm lý, cởi mở và lạc quan là những con đường tắt để giải quyết vấn đề.
-> 3 quý nhân ai biết giữ tuổi trung niên sẽ an nhàn, hưởng thụThùy Linh
Tags:Nhiều hơn không bằng tốt ít hơn
đạo lý
bài học sống
oán hận
buồn phiền
đời người
ham muốn
âu lo
hạnh phúc
dao ly
bai hoc song
oan han
buon phien
doi nguoi
ham muon
au lo
Tin cùng chuyên mục